Kết quả tìm kiếm cho "Hơn 14 tấn cá thịt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 416
Sống thọ vui vẻ và khỏe mạnh, thay vì buồn bã và ốm yếu, nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người.
Để đảm bảo tổ chức sản xuất thắng lợi vụ thu đông 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ động triển khai các giải pháp. Đồng thời, phối hợp các ngành, địa phương kịp thời khuyến cáo, hướng dẫn nông dân chủ động ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi và tăng cường liên kết, áp dụng cơ giới hóa cùng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm.
Mùa nước nổi ở An Giang không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân nhiều sản vật thiên nhiên vô cùng phong phú. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nấu, sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy dân dã, mộc mạc, nhưng vẫn không kém phần độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.
Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Virus có thể lây truyền từ động vật hoang dã bị nhiễm bệnh, như: Chuột, sóc, các loài linh trưởng hoặc động vật gặm nhấm khác sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, vết cắn hoặc vết trầy xước từ động vật bị nhiễm bệnh hay ăn thịt chúng chưa được nấu chín. Bệnh có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp, với tổn thương da, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm, qua quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.
Các nghiên cứu chỉ ra di truyền chỉ quyết định 25% tuổi thọ, 75% còn lại phụ thuộc vào môi trường và thói quen sống.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc nuôi cá thát lát, gia đình chị Châu Thị Thùy Diễm (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ cá thát lát ướp gia vị. Sản phẩm đang được người tiêu dùng đón nhận và có đầu ra ổn định. Việc phát triển sản phẩm chả cá thát lát còn góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.
8 tháng của năm 2024, kinh tế của tỉnh An Giang tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so cùng kỳ, tạo động lực, khí thế và đà phát triển thời gian tới. Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng, cần thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh (SXKD), tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Đồi Ma Thiên Lãnh là một trong những nơi ghi dấu lịch sử của quân và dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Nơi đây, 7 người con ưu tú miền Bắc nằm xuống, với niềm tiếc thương vô hạn!
Sau khi bị Pháp xâm chiếm: Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới, thay vào đó là bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Từ đó, đồng bào ta bị khinh miệt, bị gọi là “lũ Annamít dơ bẩn” và còn bị áp bức, bóc lột rất tàn tệ: “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ / Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu / Bán thân đổi mấy đồng xu / Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!” (Tố Hữu). Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã lật đổ nền quân chủ, đánh tan xiềng xích thực dân, giành chính quyền về tay Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.
Nằm ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, An Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều sản vật chế biến nên những món ngon dân dã nức tiếng xa gần.
Những ngày qua, tại ĐBSCL, thương lái các tỉnh đổ xô về xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), phường Long Sơn (TX. Tân Châu) và một số địa phương khác tìm mua cá điêu hồng, rô phi với giá 50.000 - 51.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Việc triển khai các mô hình giảm nghèo cho đồng bào DTTS có ý nghĩa quan trọng, được địa phương quan tâm.